"Cuộc diễn tập với các đơn vị và phương tiện chiến đấu trên mặt đất,ễntậpphóngtênlửahạtnhântrongđòntrảđũahủydiệlucky88 trên biển và trên không của lực lượng răn đe hạt nhân được triển khai dưới sự chỉ đạo của Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga Vladimir Putin", Điện Kremlin ngày 25/10 thông báo.
Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày công bố video, cho thấy lực lượng nước này phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars từ thao trường Kura ở Kamchatka, tên lửa đạn đạo R-29RMU Sineva từ tàu ngầm hạt nhân Tula và oanh tạc cơ Tu-95MS xuất kích để khai hỏa tên lửa hành trình.
Truyền hình nhà nước Nga cho thấy cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov báo cáo với Tổng thống Putin trước khi ra lệnh khai hỏa tên lửa trong cuộc diễn tập.
Ông Shoigu nhấn mạnh cuộc diễn tập được tiến hành nhằm "tung đòn tấn công hạt nhân quy mô lớn của lực lượng chiến lược để đáp trả cuộc tập kích hạt nhân của kẻ thù".
Theo học thuyết hạt nhân của Nga, đòn đáp trả được tiến hành khi phát hiện đối phương khai hỏa vũ khí hạt nhân nhắm vào Nga, hoặc sử dụng vũ khí thông thường đe dọa đến sự tồn vong của nước này. Trong đòn đáp trả, các loại tên lửa hạt nhân sẽ được khai hỏa đến những mục tiêu đã định sẵn nhằm hủy diệt kẻ thù.
Giới chức Nga cho biết cuộc diễn tập nhằm "kiểm tra mức độ sẵn sàng của các cơ quan chỉ huy và kiểm soát quân sự". Cuộc diễn tập được tổ chức vài giờ sau khi Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga phê chuẩn hủy bỏ hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân.
Hiệp ước được ký năm 1996 này yêu cầu cấm thực hiện mọi vụ nổ hạt nhân, trong đó có thử nghiệm trực tiếp vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, hiệp ước này chưa bao giờ có hiệu lực do một số cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó có Mỹ, chưa phê chuẩn.
Quyết định hủy hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân cần được Tổng thống Putin ký thông qua. Ông Putin hồi đầu tháng cho biết "chưa sẵn sàng tuyên bố" liệu Nga có cần thử vũ khí hạt nhân hay không.
Nga ngày 25/10 cho biết sẽ nghiên cứu các đề xuất của Mỹ nhằm nối lại đối thoại về kiểm soát vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Nga sẽ không chấp nhận các đề xuất này trừ khi Mỹ "từ bỏ lập trường thù địch" đối với họ.
Theo hiệp ước New START, Mỹ và Nga thường xuyên kiểm tra các cơ sở hạt nhân của nhau và hạn chế số lượng đầu đạn. Tuy nhiên, Tổng thống Putin hồi tháng 2 thông báo đình chỉ tham gia hiệp ước New START và cấm Mỹ cùng NATO thị sát các cơ sở hạt nhân của nước này.
Nguyễn Tiến(Theo TASS, AFP)